Cục nóng điều hòa là bộ phận khá quan trọng của thiết bị và giúp bộ máy hoạt động bình thường. Nếu bạn đang thắc mắc cơ chế hoạt động cũng như chức năng của thiết bị này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Nội dung trong bài
Chức năng – Cấu tạo – Nguyên lý hoạt động của cục nóng điều hòa
Cục nóng điều hòa là một trong những bộ phận quan trọng của chiếc điều hòa trong gia đình bạn. Hãy cùng Tập Đoàn Việt tìm hiểu những kiến thức về cục nóng điều hòa qua nội dung bên dưới nhé.
Cục nóng điều hòa là gì?

Cục nóng điều hòa hay còn được gọi là dàn nóng điều hòa, bộ phận này giúp tỏa nhiệt ra ngoài môi trường để lại không khí mát cho căn phòng. Về cấu tạo cơ bản cục nóng gồm những lá nhôm ghép vào với nhau. Các ống đồng này chứa chất môi lạnh đặt xuyên qua dàn lá nhôm với mục đích tản nhiệt nhanh và hiệu quả hơn.
Chính vì chức năng này nên dàn nóng cần được đặt ở vị trí dễ tản nhiệt, thông thoáng. Khi nhiệt độ tại nơi đặt cục nóng càng cao thì khả năng tản nhiệt càng thấp. Do đó, bạn cần chọn những vị trí mát mẻ và gần cục lạnh điều hòa, sẽ giúp hiệu quả làm mát tốt hơn và tiết kiệm điện năng hơn.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cục nóng điều hòa
2.1. Cấu tạo
Cấu tạo của cục nóng điều hòa khá đơn giản nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thiếu dàn nóng, điều hòa không thể hoạt động cũng như làm nóng hoặc làm mát căn phòng của bạn. Hiểu được cấu tạo và vị trí của từng linh kiện trong dàn nóng sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết đồng thời hiểu được sự cố điều hòa xuất phát từ đầu, sửa như thế nào.
Các bộ phận của cục nóng điều hòa bao gồm:
- Block
- Tụ kích Block.
- Cục nóng gồm những lá nhôm.
- Quạt cục nóng.
- Cáp.
- Đầu rắc co bắt ống đồng kết nối với cục lạnh.
- Vỏ bảo vệ.
- Chân bắt giá đỡ có tác dụng giảm tiếng ồn, độ rung, giật cho cục nóng.
- Lá tản nhiệt.
- Van đảo chiều (đối với điều hòa 2 chiều)
- Bo mạch (đối với dòng điều hòa Inverter và một số dòng máy mới).
- Khởi động từ (đối với điều hòa có công suất lớn).
Về lớp vỏ bên ngoài, cục nóng được bảo vệ bởi một lớp sơn chắn có tích điện. Điều này sẽ giúp cục nóng dù được đặt ở ngoài trời nhưng cũng được bảo vệ tối đa bởi những yếu tố bất lợi của thời tiết. Bên dưới cục nóng được đặt bởi giá đỡ và mặt sàn sẽ giúp cố định thiết bị.
Ngoài ra, bên trong dàn nóng điều hòa còn có máy nén, động cơ quạt tản nhiệt, cánh quạt , block, tụ kích block… với những chức năng khác nhau.

2.2. Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của cục nóng điều hòa vô cùng đơn giản: Đầu tiên, môi chất lạnh sẽ được hấp thụ nhiệt tại cục lạnh rồi di chuyển đến máy nén. Tại đó, áp suất cao sẽ làm môi chất lạnh chuyển từ thể hơi sang thể lỏng với nhiệt độ cao. Tiếp đó, môi chất lạnh sẽ di chuyển đến cục nóng và được làm mát nhờ cơ chế tản nhiệt ra ngoài môi trường.
Lúc này, block có tác dụng đẩy môi chất lạnh, tụ block và quạt kích khởi động block, van đảo chiều van ga điều hòa và làm giảm nhiệt độ trong phòng.
Hướng dẫn vệ sinh cục nóng điều hòa
Trong quá trình sử dụng điều hòa tại nhà thì vệ sinh các bộ phận bên trong hoặc đi kèm như cục nóng là điều vô cùng cần thiết giúp điều hòa chạy ổn định, ít gặp sự cố. Các chuyên gia khuyên rằng điều hòa cần được vệ sinh từ 3-6 tháng/lần tùy vào thời gian sử dụng.
Với cục nóng điều hòa, bạn cần chú ý những thao tác vệ sinh như sau:
- Đầu tiên, hãy ngắt cầu dao nguồn cấp điện cho điều hòa
- Tiếp đó, dùng máy xịt nước và xịt trực tiếp vào dàn lá nhôm của cục nóng. Bạn cần chú ý chỉ nên xịt từ trên xuống dưới, tuyệt đối không cho nước trực tiếp vào block gây chập điện
- Bước tiếp theo, bạn xịt nước vào quạt của cục nóng để vệ sinh và loại bỏ bụi bẩn.
>>>Xem thêm: Dịch vụ vệ sinh điều hòa với chất lượng số 1 tại Hà Nội
Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về dàn nóng điều hòa và cách vệ sinh bộ phận này tại nhà chuẩn xác nhất. Hy vọng với những gợi ý này sẽ giúp bạn gia tăng tuổi thọ điều hòa, ít mất thêm chi phí sửa chữa. Chúc bạn thành công!