Dưới tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị hoá và sự gia tăng dân số, tài nguyên nước trong các vùng lãnh thổ ngày càng chịu áp lực càng nhiều. Hệ quả là môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp đóng một phần lớn cho sự ô nhiễm chung, bên cạnh là ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh hoạt
Theo ông Yutaka Matsuzawa – Chuyên gia môi trường của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam khuyến cáo: “Nước thải sinh hoạt chính là tác nhân đáng sợ nhất gây ô nhiễm nguồn nước”. Không chỉ vậy, ông còn cho rằng nước thải sinh hoạt là hiểm họa môi trường hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.
Xem thêm: Tìm hiểu về tác hại của Asen (thạch tín) đối với sức khỏe con người
Đặc điểm của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
- Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: Cặn bã, dầu mỡ từ nhà bếp, các chất tẩy rửa, các chất hoạt động bề mặt từ các phòng tắm, nước rửa vệ sinh sàn nhà.
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn:
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt
Bước 1: Điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ pH ở giá trị thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý vi sinh tiếp theo
Bước 2: Xử lý BOD, COD bằng phương pháp oxy hóa sinh học, các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn thức ăn (đồng thời với quá trình tiêu thụ oxy không khí và nito, photpho).
Bước 3: Loại bỏ các chất lơ lửng, các chất ô nhiễm còn lại trong nước thải bằng biện pháp cơ học.
Bước 4: Tiêu diệt các vi khuẩn có hại bằng phương pháp khử trùng, điều chỉnh pH
Xem thêm:
Công nghệ áp dụng trong hệ thống
Xử lý sinh học: là sự kết hợp của 2 quá trình cơ bản:
- Xử lý thiếu khí: Nồng độ oxy gần như bằng 0 như yếm khí nhưng có mặt NO3–
HC + NO3– + vi khuẩn dị dưỡng ==> CO2 + N2 + H2O + sinh khối mới
- Xử lý hiếu khí:
HC (chất hữu cơ) + O2 + vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí → CO2 + H2O + sinh khối mới
Như vậy trong quá trình này, hệ vi sinh xử lý được các chất hữu cơ. Nếu phản ứng kéo dài ở điều kiện hiếu khí, khi HC còn rất ít ta sẽ thực hiện được quá trình nitrat hóa:
NH3 + O2 + vi khuẩn tự dưỡng hiếu khí → NO3– + H2O + sinh khối mới
Trong quá trình này, hệ vi sinh xử lý được các hợp chất hữu cơ chứa N và NH3, biến N thành NO3–
Việc đưa thêm giá thể vi sinh nhằm phát huy cao nhất khả năng tham gia của các loài vi sinh vật lơ lửng và vi sinh bám dính, đồng thời làm ổn định mật độ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý vi sinh.
Nước sau xử lý đảm bảo đạt mức A – QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.
Ngoài phương pháp xử lý sinh học. Bạn có thể tham khảo thêm:
- Phương pháp xử lý hóa học
- Phương pháp xử lý hóa lý
Công ty cổ phần dịch vụ Tập Đoàn Việt tự hào là công ty tiên phong, đi đầu trong việc xử lý nước thải của Hà Nội