Qua một thời gian sử dụng, tủ lạnh nhà bạn có hiện tượng bị đóng tuyết trên ngăn đá? Bạn có biết lớp tuyết này không chỉ làm tủ lạnh bị giảm năng suất mà còn gây hao tổn điện năng tiêu thụ? Đâu là nguyên nhân khiến tủ lạnh bị đóng tuyết và cách khắc phục như thế nào?
Nội dung trong bài
Tủ lạnh bị đóng tuyết là gì?
Tủ lạnh bị đóng tuyết là vấn đề hay gặp sau một thời gian sử dụng khiến người dùng khá là đau đầu. Đây là hiện tượng có đá xốp bám trên thành tủ lạnh, chủ yếu là ngăn đông, một số tủ còn có tuyết ở cả ngăn mát. Đồng thời, thực phẩm bảo quản trong tủ cũng bị ảnh hưởng.
Nếu không được khắc phục kịp thời thì lớp tuyết này sẽ ngày càng dày và gây trở ngại cho việc cấp đông và bảo quản thực phẩm. Lớp tuyết này sẽ chiếm không gian lưu trữ của tủ, làm chín lạnh thực phẩm, giảm năng suất của tủ. Hơn nữa, khi tủ lạnh đóng tuyết còn làm hao tốn nhiều điện năng hơn bình thường.
Thiệt hại khi tủ lạnh đóng tuyết mà không sửa chữa kịp thời
Tủ lạnh bị đóng tuyết khiến người dùng tốn nhiều thời gian và công sức để vệ sinh tủ. Trước khi có thể lau dọn tủ thì người dùng phải ngắt điện và chờ cho tuyết tan ra. Bên cạnh đó, bạn còn phải thấm nước khi tuyết tan tránh để nước chảy tràn khắp nhà.
Tuyết bám trên tủ lạnh còn làm cho đường ống tủ lạnh bị chặn, hơi lạnh không tỏa ra được. Tủ phải hoạt động nhiều hơn để cấp lạnh cho thực phẩm, nên sẽ tiêu thụ nhiều điện năng hơn, chi phí tiền điện sẽ tăng lên đáng kể.
Đồng thời, việc hoạt động liên tục sẽ khiến các linh kiện của tủ bị giảm tuổi thọ, dễ hư hỏng.
Lớp tuyết dày khiến cho hơi lạnh khó có thể lưu thông đi khắp tủ, làm cho quá trình cấp đông kéo dài. Thậm chí là còn cản trở hơi lạnh xuống ngăn mát khiến thực phẩm trong tủ không được bảo quản tốt dễ dẫn đến hư hỏng.
Các nguyên nhân làm tủ lạnh bị đóng tuyết trong ngăn đá
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tủ lạnh bị đóng tuyết như:
- Thói quen sử dụng không tốt: Mở cửa tủ thường xuyên, cất thức ăn còn nóng vào tủ, chất quá nhiều thực phẩm vào ngăn mát,… Hoặc đóng cửa ngăn đá không kín, dẫn đến việc hơi nước ở bên ngoài sẽ vào tủ và bị đóng tuyết.
chèn ảnh
- Bộ phận làm lạnh bị lỗi: Đứt cầu chì nhiệt, thiết bị cảm biến nhiệt bị hỏng, block máy bị lỗi,…Trường hợp này bạn hãy gọi cho kỹ thuật viên đến để kiểm tra và sửa chữa tủ lạnh tại nhà.
- Mạch sò lạnh hoặc âm tủ không thông, làm cho thanh điện trở bị nóng lên.
- Rơ – le xả (còn gọi là Timer) không đóng qua điểm xả đá khiến ngăn mát tủ không lạnh. Tủ phải làm lạnh nhiều hơn để cấp lạnh cho thực phẩm ngăn dưới, ngăn trên sẽ bị đóng tuyết.
Hướng xử lý khi tủ lạnh bị đóng tuyết
Khi tủ lạnh bị đóng tuyết, bạn cần phải có hướng xử lý đúng và kịp thời tránh để tình trạng kéo dài sẽ làm tủ nhanh hỏng. Vậy đâu là cách xử lý đúng?
- Đầu tiên, bạn hãy ngắt nguồn điện tủ lạnh để tuyết tan ra và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình xử lý.
- Sau đó, bạn dọn sạch thực phẩm trong tủ và ngăn tủ ra ngoài, bảo quản các thực phẩm này trong túi giữ nhiệt để tránh bị hư hỏng.
- Mở hết cửa tủ lạnh, hoặc bạn có thể đặt một ly nước nóng vào tủ để tuyết tan nhanh hơn. Mở quạt thổi vào tủ lạnh cũng là một cách giúp đẩy nhanh quá trình tan tuyết.
- Khi tuyết trong tủ đã tan hết, bạn hãy vệ sinh tủ bằng cách dùng khăn mềm lau khô tủ.
- Dùng bàn chải đánh răng để cọ sạch các ngóc ngách trong tủ. Xịt giấm hoặc baking soda vào tủ để khử mùi. Khi tủ đã sạch sẽ bạn hãy lắp lại các khay, ngăn tủ đã được rửa sạch và lau khô nước. Đóng cửa tủ và cắm điện cho tủ hoạt động trở lại.
Trên đây là nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để sử dụng tủ lạnh đúng cách và lâu bền.
Bài viết tham khảo: